Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

[dientu686.com]Dientu686.com nhận đặt mua linh kiện nước ngoài

Dientu686.com nhận đặt mua linh kiện nước ngoài

Linh kiện điện- điện tử bao gồm:
- Linh kiện trong nước không có sẵn hàng.
- Linh kiện hiếm gặp, ít sử dụng.
- Linh kiện cần số lượng lớn, giá tốt hơn giá thị trường.

Điều kiện đặt mua :
- Số lượng tốt thiểu đặt mua là 10 đơn vị, hoặc giá trị đơn hàng lớn hơn 300.000 vnd.

- Thông tin linh kiện bao gồm tên đầy đủ của linh kiện, kiểu chân, Datasheet kèm theo (nếu có). 

- Giá linh kiện phụ thuộc và số lượng đặt hàng.
- Báo giá linh kiện sau 1 ngày.
- Thanh toán 100% trước khi nhận hàng. 

Phương thức đặt mua:
- Gửi email gồm danh sách linh kiện, số lượng cần đặt mua, thông tin liên hệ theo mẫu sau đến e-mail dientu686@gmail.com (ưu tiên e-mail có đầy đủ thông tin liên hệ).
- Gọi điện, nhắn tin số điện thoại 0985 946 944
- Liên hệ trực tiếp tại Nguyên Xá  - Minh Khai - Từ Liêm - Hà Nội

Thời gian đặt mua :
- 2-14 ngày có hàng kể từ ngày đặt mua, Số ngày cụ thể tuỳ vào thời điểm và được thông báo khi đặt mua.

Xin chân thành cám ơn!
http://dientu686.com/

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

[dientu686.com]Các thuật ngữ chuyên ngành điện tử thường được sử dụng


Các thuật ngữ chuyên ngành điện tử thường được sử dụng

FM _ Frequency Modulation : Biến điệu tần số.

AC _ Alterating Current : Dòng điện xoay chiều.

DC _ Direct Current : Dòng điện một chiều.

FCO _ Fuse Cut Out : Cầu chì tự rơi

LBFOC _ Load Breaker Fuse Cut Out : Cầu chì tự rơi có cắt tải

CB _ Circuit Breaker : Máy cắt.

ACB _ Air Circuit Breaker : Máy cắt bằng không khí

MCCB _ Moduled Case Circuit Breaker : Máy cắt khối có dòng cắt > 100A

MCB _ Miniature Circuit Breaker : Bộ ngắt mạch loại nhỏ

VCB _ Vacuum Circuit Breaker : Máy cắt chân không.

RCD _ Residual Current Device : Thiết bị chống dòng điện dư.


DF : Distortion Factor : hệ số méo dạng 

THD : Total Harmonic Distortion
 : độ méo dạng tổng do sóng hài

BJT: Bipolar Junction Transistor


MOSFET: metal-oxide-Semiconductor Field Effect transistor


FET : field efect transistor là transistor hiệu ứng trường

reference input
 : tín hiệu vào , tín hiệu chuẩn

controlled output
 : tín hiệu ra

SISO : single input single output
 : hệ thống 1 ngõ vào 1 ngõ ra

MIMO : multi input multi output
 : hệ thống nhìu ngõ vào , nhìu ngõ ra 



Air distribution system .................................: Hệ thống điều phối khí

Ammeter .................................................. .: Ampe kế 

Busbar .................................................. ....: Thanh dẫn 

Cast-Resin dry transformer ............................: Máy biến áp khô

Circuit Breaker ............................................: Aptomat hoặc máy cắt

Compact fluorescent lamp..............................: Đèn huỳnh quang 

Contactor .................................................. : Công tắc tơ 

Current carrying capacity ...............................: Khả năng mang tải 

Dielectric insulation ......................................: Điện môi cách điện

Distribution Board .........................................: Tủ/bảng phân phối điện 

Downstream circuit breaker .............................: Bộ ngắt điện cuối nguồn 

Earth conductor ...........................................: Dây nối đất 

Earthing system ...........................................: Hệ thống nối đất 

Equipotential bonding ....................................: Liên kết đẳng thế 

Fire retardant ..............................................: Chất cản cháy 

Galvanised component ...................................: Cấu kiện mạ kẽm 

Impedance Earth ..........................................: Điện trở kháng đất

Instantaneous current ...................................: Dòng điện tức thời 

Light emitting diode ......................................: Điốt phát sáng 

Neutral bar .................................................. : Thanh trung hoà 

Oil-immersed transformer .................................: Máy biến áp dầu

Outer Sheath ...............................................: Vỏ bọc dây điện 

Relay .................................................. ........: Rơ le 

Sensor / Detector ...............................: Thiết bị cảm biến, thiết bị dò tìm

Switching Panel ............................................: Bảng đóng ngắt mạch 

Tubular fluorescent lamp .................................: Đèn ống huỳnh quang 

Upstream circuit breaker
 ..................................: Bộ ngắt điện đầu nguồn 

Voltage drop .................................................: Sụt áp

accesssories .................................................: phụ kiện

alarm bell .................................................. ....: chuông báo tự động

burglar alarm .................................................. : chuông báo trộm

cable .................................................. ..........: cáp điện

conduit .................................................. .......: ống bọc

current .................................................. .......: dòng điện

Direct current .................................................: điện 1 chiều

electric door opener .........................................: thiết bị mở cửa

electrical appliances .........................................: thiết bị điện gia dụng

electrical insulating material ...............................: vật liệu cách điện

fixture .................................................. .........: bộ đèn

high voltage
 .................................................. .: cao thế

illuminance .................................................. ...: sự chiếu sáng

jack .................................................. ............: đầu cắm

lamp .................................................. ............: đèn

leakage current ...............................................: dòng rò

live wire .................................................. .......: dây nóng

low voltage .................................................. ...: hạ thế

neutral wire .................................................. ..: dây nguội

photoelectric cell .............................................: tế bào quang điện

relay ............................................. .................: rơ-le

smoke bell .................................................. ....: chuông báo khói

smoke detector ...............................................: đầu dò khói

wire .................................................. ............: dây điện

Capacitor .................................................. .....: Tụ điện

Compensate capacitor ......................................: Tụ bù

Cooling fan .................................................. ...: Quạt làm mát

Copper equipotential bonding bar ...................: Tấm nối đẳng thế bằng đồng

Current transformer
 ..........................................: Máy biến dòng

Disruptive discharge .......................................: Sự phóng điện đánh thủng

Disruptive discharge switch ..............................: Bộ kích mồi

Earthing leads ................................................: Dây tiếp địa

Incoming Circuit Breaker ...................................: Aptomat tổng

Lifting lug .................................................. ....: Vấu cầu

Magnetic contact ...........................................: công tắc điện từ

Magnetic Brake ...............................................: bộ hãm từ

Overhead Concealed Loser ...............................: Tay nắm thuỷ lực

Phase reversal ................................................: Độ lệch pha

Potential pulse ................................................: Điện áp xung

Rated current ........................................... .......: Dòng định mức

Selector switch ..............................................: Công tắc chuyển mạch

Starting current ..............................................: Dòng khởi động

Vector group .................................................. : Tổ đầu dây

http://dientu686.com/ 

[dientu686.com/]Hướng dẫn làm mạch in PCB bằng mực cảm quang


Hướng dẫn làm mạch in PCB bằng mực cảm quang


A. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP
- Chụp phim trực tiếp lên mặt board đồng đã được phủ mực cảm quang, phần mực tiếp xúc với ánh sáng sẽ bám chắc, phần không được chiếu sáng sẽ bị hoà tan trong dung dịch xút. Do vậy sẽ hiện được đường mạch lên, sau đó đem đi ăn mòn trong dung dịch FeCl3 như bình thường.
- Ưu điểm: công đoạn đơn giản, không đòi hỏi phải có tay nghề như làm in lưới; tiết kiệm thời gian (mất khoảng 1h kể cả thời gian ăn mòn) & đặc biệt là cho đường mạch vô cùng sắc nét mà làm bằng bàn là hay in lưới cũng không thể nào đạt được (với những đường nhỏ như sợi tóc cũng vẫn được). ---> Rất thích hợp với việc làm mạch đơn lẻ như làm ở nhà.
- Nhược điểm: phương pháp này chỉ có nhược điểm là nếu làm 1 loại mạch với số lượng vài chục cái thì sẽ mất nhiều công hơn là làm in lưới.

B. DỤNG CỤ, VẬT TƯ CHUẨN BỊ

Những thứ thiết yếu:
1. Board đồng - mua ở Hàng Bông, khoảng 300k/m2 thì phải.
2. Mực cảm quang (có màu xanh đen, mùi như mùi sơn) - mua tại số 46 Hàng Chuối, khá đắt do là mực ngoại nhập (~120k/lạng) nhưng chỉ cần 1gram là có thể phủ được hơn 1dm2 board đồng rồi.
3. Xút Na2CO3 - mua tại Hàng Hòm, rất rẻ (~10k/kg). Dùng để hiện hình đường mạch sau khi chụp.
4. FeCl3 – mua tại nhiều nơi: Hàng Hòm, Hàng Bông…
Những thứ có thể lựa chọn
5. Dung dịch Putin – mua tại Hàng Hòm (~40k/L). Dùng để hoà tan mực.
6. Máy in Laser- để in phim
7. Đèn Metal (dùng để chụp phim) loại 75, 100, 200 hoặc 400W đều được – Mua tại phố Nguyễn Công Trứ (& nhiều nơi khác), khá đắt: ~650k/bộ đèn 400W. Nếu tiếc tiền mua đèn Metal thì có thể dùng ánh nắng mặt trời cũng tốt, tuy nhiên k được chủ động thôi.

C. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Phủ mực cảm quang (5’)
Rửa thật kỹ board đồng rồi phủ một lớp mực cảm quang lên bề mặt board đồng như sau:
- C1: dùng ngón tay bôi mực lên board đồng sao cho thật đều & mỏng, cách này chỉ thích hợp với những mạch nhỏ.
- C2: dùng khung lụa tráng mực lên board đồng, với khung lụa có mắt 180 thì lớp mực được tráng lên sẽ rất vừa, cách này có nhược điểm là phải mất công rửa khung.
- C3: dùng dung dịch Putin pha loãng mực rồi cho vào bình xịt (loại xịt ra dạng sương là ok) để phủ mực lên board đồng. Nếu có máy nén khí + Spray Gun thì hoàn hảo.
Chú ý:
Mực cảm quang này là loại nhạy với ánh sáng mặt trời, trong khi làm thì tránh ánh sáng ban ngày ra. Với ánh sáng đèn neon, đèn sợi đốt thì ok.

2. Sấy khô (5’)
Sau khi phủ mực lên board đồng rồi, ta đem cất vào trong nhà chờ nó khô, tốt nhất là trong bóng tối. Nếu để tự khô thì sau khoảng 8-10h là được (chỉ cần để trong bóng tối thì có thể bảo quản vài tuần cũng vẫn dùng tốt), còn nếu muốn nhanh hơn thì dùng máy sấy tóc sấy trong khoảng 5’, tuy nhiên không nên sấy quá kỹ vì sẽ làm chết mực. Chú ý rằng nếu mực chưa khô hẳn thì khi chụp phim sẽ dễ hỏng.

3. Chụp phim (5’)
- C1: chụp bằng đèn Metal.
Bật khởi động đèn Metal trong 2-3 phút để đèn đạt được độ sáng cần thiết
Phim đem chụp là loại phim âm bản. Ta dùng 2 tấm kính để ép phim & mạch in.
Với đèn Metal 400W, khoảng cách từ bóng đèn đến mặt phim là 50cm thì thời gian chụp chỉ khoảng 40 – 50s là ok. Nếu chiếu lâu quá thì cũng không tốt do phim in từ máyLaser không đạt được độ đen tuyệt đối nên có một lượng nhỏ ánh sáng xuyên qua sẽ làm chết phần mực ngoài ý muốn.
- C2: chụp bằng ánh sáng mặt trời trong khoảng 1 phút là được.

4. Rửa mạch (10’)
- Pha 2 thìa cafe bột Xút Na2CO3 với 1L nước ta có dung dịch cần dùng.
- Dùng cốc múc dung dịch dội lên mặt board đồng có phủ mực, những phần được chiếu sáng thì lưu lại, phần không được chiếu sáng sẽ bị Xút hoà tan ---> Đường mạch sẽ từ từ hiện ra. Chú ý rằng nếu rửa trong Xút lâu quá thì cũng sẽ làm bong đường mạch đó.
- Dùng tay hoặc giẻ mềm lau nhẹ lên bề mặt board đồng cho sạch hẳn lớp mực thừa còn sớt lại, lúc này sẽ thấy đường mạch rất sắc nét.

5. Ăn mòn (15’)
Ăn mòn board đồng trong dung dịch FeCl3.

6. Khoan lỗ (10’)
Công đoạn cuối cùng là khoan lỗ, nếu có máy khoan bàn là tốt nhất.
Để làm sạch mực cảm quang trên đường mạch, ta có thể dùng bột giặt + giẻ thô (dùng để rửa bát) là ok, muốn nhanh hơn thì dùng dung dịch Aceton.

7. Phủ nhựa thông (5’)
Rửa sạch mạch, phơi khô rồi quét dung dịch Aceton có hoà tan nhựa thông lên mạch.

http://dientu686.com/ 

[dientu686.com/]Hướng dẫn sử dụng máy khò


Hướng dẫn sử dụng máy khò


Máy khò cấu tạo từ 2 bộ phận có quan hệ hữu cơ :
1- Bộ sinh nhiệt có nhiệm vụ tạo ra sức nóng phù hợp để làm chảy thiếc giúp tách và gắn linh kiện trên main máy an toàn. Nếu chỉ có bộ sinh nhiệt hoạt động thì chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng.
2- Bộ sinh gió có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh kiện để thời gian lấy linh kiện ra sẽ ngắn và thuận lợi.
Nếu kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc gỡ và hàn linh kiện an toàn cho cả chính linh kiện và mạch in giảm thiểu tối đa sự cố và giá thành sửa chữa máy.
*Giữa nhiệt và gió là mối quan hệ nghịch nhưng hữu cơ: Nếu cùng chỉ số nhiệt, khi gió tăng thì nhiệt giảm, và ngược lại khi gió giảm thì nhiệt tăng. Để giảm thời gian IC ngậm nhiệt, người thợ còn dùng hỗn hợp nhựa thông lỏng như một chất xúc tác vừa làm sạch mối hàn vừa đẩy nhiệt “cộng hưởng” nhanh vào thiếc. Như vậy muốn khò thành công một IC bạn phải có đủ 3 thứ : Gió;nhiệt; và nhựa thông lỏng
*Việc chỉnh nhiệt và gió là tuỳ thuộc vào thể tích IC ( chú ý đến diện tích bề mặt) và thông thường linh kiên có diện tích bề mặt càng rộng thì lùa nhiệt vào sâu càng khó khăn-nhiệt nhiều thì dễ chết IC; gió nhiều thì tuy có thể lùa nhiệt sâu hơn nhưng phải bắt IC ngậm nhiệt lâu. Nếu qúa nhiều gió sẽ làm “rung” linh kiện, chân linh kiện sẽ bị lệch định vị, thậm chí còn làm “bay” cả linh kiện…
*Đường kính đầu khò quyết định lượng nhiệt và gió. Tùy thuộc kích cỡ linh kiện lớn hay nhỏ mà ta chọn đường kính đầu khò cho thích hợp, tránh quá to hoặc quá nhỏ: Nếu cùng một lượng nhiệt và gió, đầu khò có đường kính nhỏ thì đẩy nhiệt sâu hơn, tập trung nhiệt gọn hơn, đỡ “loang” nhiệt hơn đầu to, nhưng lượng nhiệt ra ít hơn, thời gian khò lâu hơn. Còn đầu to thì cho ra lượng nhiệt lớn nhưng lại đẩy nhiệt nông hơn, và đặc biệt nhiệt bị loang làm ảnh hưởng sang các linh kiện lận cận nhiều hơn.
Trước khi khò nhiệt ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:- Phải che chắn các linh kiện gần điểm khò kín sát tới mặt main để tránh lọt nhiệt vào chúng , tốt hơn là nên dùng “panh” đè lên vật chắn để chúng không bồng bềnh.

- Nên cố gắng cách ly các chi tiết bằng nhựa ra khỏi main.
- Nếu trên main có CAMERA thì phải bỏ chúng ra bảo quản riêng. Nếu vô ý để vật kính CAMERA tiếp cận với nhiệt và hoá chất thì nó sẽ bị biến tính.
- Tuyệt đối không được tập trung nhiệt đột ngột và lâu ở một vùng, cũng không nên giải nhiệt quá nhanh sẽ xảy ra hiện tượng giãn nở đột ngột làm mạch in bị “rộp”. Nếu nặng thì main còn bị cong, vênh dẫn đến “rạn” ngầm mạch in
- Khi định vị main bằng bộ gá, không được ép quá chặt, khi khò nhiệt độ sẽ làm cho main bị biến dạng.
- Nếu thay cáp, chỉ khò vào cáp khi bề mặt cáp đã nằm đồng nhất trên mặt phẳng. Nếu phải uốn trong khi khò thì không được để cáp cong quá 45 độ. Chất phủ mạch dẫn sẽ bị dạn đứt khi cáp nguội.
- Khi tiếp cận màn hình nhớ che chắn kỹ, và phải khò vát từ phía trong ra, tránh hướng đầu khò vào màn hình; nếu có thể bạn nên dùng mỏ hàn, tuy có lâu nhưng an toàn.
Để giúp việc khò hiệu quả, người ta thường phải dùng dung môi hỗ trợ là nhựa thông lỏng. Đây là hỗn hợp “Bu tin” và nhựa thông, nó có đặc tính vừa dẫn nhiệt rất nhanh vừa “cộng hưởng” nhiệt rất tốt. Nếu ta khò mà không có nhựa thông thì thời gian khò dài hơn, linh kiện sẽ ngậm nhiệt lâu hơn dễ gây chết linh kiện nhiều hơn. Nhưng nếu lạm dụng nó thì nhiều khi nó lại là tác nhân gây hỏng linh kiện do ta để chúng loang sang các linh kiện khác, hoặc quét quá nhiều khi đạt nhiệt độ sôi, nó sẽ đội linh kiện lên làm sai định vị chân.

http://dientu686.com/ 

[dientu686.com/]Hướng dẫn làm mạch in bằng phương pháp thủ công


Hướng dẫn làm mạch in bằng phương pháp thủ công


Mặc dù đã có nhiều song cũng post lên cho anh em chưa biết.
Để làm mạch in thủ công.
Cần có:
- Panel: tấm đồng to như tờ A4.
- Dung dịch ăn mòn: FeCL3 mua ở chợ, hoặc HCL, H2O2 (Ôxy già).
- Phụ kiện: Kìm, khoan (các mui thường dùng 0.6mm 0.8mm 1mm 3mm), giấy ráp hoặc rẻ rửa bát hoặc cọ xoong

Bước 1: Chuẩn bị bản in

Sau khi thiết kế bạn chuẩn bị in, nếu nhà có máy in thì tốt, không có thì phiền đấy ! Nếu bạn cài Adobe Acrobat, MS Office 2003 hay FinePrint thì có một tiện ích máy in ảo, bạn sẽ in ra máy in ảo này rồi đem ra ngoài in vì tập tin được các máy in tạo ra là pdf hoặc file ảnh. Như thế cửa hàng bạn đem in không có protel cũng không sao. Vấn đề ở đây là bạn phải thuyết phục thằng chủ cho bạn in thôi.

Đối với Protel thì cần chỉnh vài chỗ trước khi in, protel tự động căn cả bản in ra cả tờ A4,khắc phục như sau: vào file - print preview - nhấp phải chuột chọn page setup (hình như thế) bạn sẽ thấy một ô Scale, bạn chỉnh thành 1.
Trong protel đường mạch in phần bottom layer nó để màu ghi trong bản in vì vậy khi in ra nó sẽ có hiện tượng "chấm chấm". Chỉnh như sau: file - print preview - Configuration. Bạn sẽ thấy một ô chọn màu sắc, tìm đến bottom layer sửa cả hai ô thành màu đen. Sau đó thì in ra.
Nếu bạn dùng giấy đề can thì in lên mặt bóng (mặt bóng của nó giống như mặt sau của cái nhãn vở dính (phần bỏ đi)). Loại này tui đánh giá cao nhất, nó đi được những đường mạch 10mil. Còn giấy hồng hà cũng được, nhưng bạn nên để đường mạch phải cỡ 15mil trở nên.
Đối với những máy in mới HP1100 hay Canon LBP 800 trở nên, bạn phải chọn kiểu giấy nhẹ nhất nếu không mất giấy ráng chịu. Khoảng 5 tờ mất 1
Lưu ý: Dịch vụ in lên giấy đề can chỉ có tiệm Tú Hòa (Đường Lê Lợi) là nó cho in thôi!!!! các bạn vào đó in khoảng 3000d/1lần in

Bước 2: Ủi mạch

Trước tiên bạn đánh sạch bề mặt tấm đồng, càng sạch càng tốt, đem rửa sạch rồi lau khô, bạn cắt tấm đồng thành tấm có kích thước bằng với board bạn thiết kế. Còn giấy bạn phải cắt to hơn khung để là xong có chỗ mà bóc.
Bàn là không nên để nóng quá, khoảng 1/2 max là vừa. Sau khi đặt bản in lên bo đồng bạn đặt bàn là, là trong khoảng 5-10 phút, chú ý là kĩ phần mép. Để nguội. Nếu là giấy đề can thì có thể bóc, còn giấy hồng hà thì phải đem ngâm nước cho giấy mục ra rồi bóc đi.

Bước 3: Ăn mòn.

Bạn lấy một ít sắt pha với nước tốt nhất là nước sôi. Pha đến khi nó bão hòa. cho vào một cái đĩa. Đặt tấm đồng vào đĩa, nghiêng đĩa như người ta đãi vàng nếu bạn pha với nước sôi thì khoảng 1 phút là xong. Còn nước nguội thì khoảng 5 phút. Bạn thấy đồng ở phần không có đường mạch bong hết ra là được. Sau đó dùng cọ xoong đánh sạch.

Bước 4: Khoan

Làm "máy khoan" như sau. Bạn lấy một động cơ 12V, lấy một phần thân ruột bút bi , cắm một đầu vào động cơ, một đầu cắm mũi khoan, sau đó đổ 502.
Còn mũi khoan mua ở chợ trời, cuối chợ, bạn mua vài cái về dùng dần. Mũi 0.6 đề khoan chân có chân nhỏ như diode zener, mũi 0.8 là trở, 1 là diode chỉnh lưu. 3 là khoan lỗ bắt vít.
Bạn bặt mũi khoan vuông góc với board, bấm công tác, cho khoan qua thì tắt, tiếp tục chuyển sang lỗ khác.

Bước 5: Bảo vệ mạch

Để tránh cho mạch khỏi bị oxi hóa bạn phải quét lên mạch một lớp bảo vệ. Sau khi hàn xong, bạn phủ lớp bảo vệ. Dungdịch bảo vệ: RP7 (hàng sửa xe máy, chợ trời cũng có), Sơn bóng , nhựa thông (có bán ở chợ Nhật Tảo).
Với RP7 hoặc sơn bóng bạn phun trực tiếp vào phần có đường mạch.
Còn với nhựa thông bạn đem đập nhỏ, đem hòa tan bằng xăng hoặc axeton , được một dung dịch dạng keo, sau đó lấybút lông quét lên. Khi axeton hoặc xăng bay hơi thì lớp nhựa thông sẽ bảo vệ mạch.
Chúc các bạn thành công!

http://dientu686.com/ 

[dientu686.com]Kiểm tra linh kiện Mosfet - Thyristor


Kiểm tra linh kiện Mosfet - Thyristor

Kiểm tra linh kiện Mosfet - Thyristor
+ Đo kiểm tra Thyristor



Đặt động hồ thang x1W , đặt que đen vào Anot, que đỏ vào Katot ban đầu kim không lên , dùng Tovit chập chân A vào chân G => thấy đồng hồ lên kim , sau đó bỏ Tovit ra => đồng hồ vẫn lên kim => như vậy là Thyristor tốt .

+ Đo kiểm tra Mosfet

Một Mosfet còn tốt : Là khi đo trở kháng giữa G với S và giữa G với D có điện trở bằng vô cùng ( kim không lên cả hai chiều đo) và khi G đã được thoát điện thì trở kháng giữa D và S phải là vô cùng.

Các bước kiểm tra như sau :



Đo kiểm tra Mosfet ngược thấy còn tốt.

Bước 1 : Chuẩn bị để thang x1KW

Bước 2 : Nạp cho G một điện tích ( để que đen vào G que đỏ vào S hoặc D )

Bước 3 : Sau khi nạp cho G một điện tích ta đo giữa D và S ( que đen vào D que đỏ vào S ) => kim sẽ lên.

Bước 4 : Chập G vào D hoặc G vào S để thoát điện chân G.

Bước 5 : Sau khi đã thoát điện chân G đo lại DS như bước 3 kim không lên.

=> Kết quả như vậy là Mosfet tốt.



Đo kiểm tra Mosfet ngược thấy bị chập

Bước 1 : Để đồng hồ thang x 1KW

Đo giữa G và S hoặc giữa G và D nếu kim lên = 0 W là chập

Đo giữa D và S mà cả hai chiều đo kim lên = 0 W là chập D S

http://dientu686.com/ 

[dientu686.com] Dùng Nguồn Máy Tính Làm Nguồn Thí Nghiệm


Dùng Nguồn Máy Tính Làm Nguồn Thí Nghiệm

Dùng Nguồn Máy Tính Làm Nguồn Thí Nghiệm
I. Giới thiệu.
Trong thực hành điện tử, ta cần 1 bộ nguồn ổn định và có các mức điện thế phù hợp. Vì vậy đa số các bạn lựa chọn loại adapter nhiều jack điện thế để dễ làm việc.
Tuy nhiên, giá thành loại này hơi đắt (nếu là nguồn xung) và công suất nhỏ không phù họp khi làm nhiều ứng dụng. Vì thế ta tận dụng 1 cái nguồn máy tính (mua secondhand có 20-30k) làm bộ nguồn đa chức năng với công suất khá lớn.

II. Cấu tạo – Hoạt động

Sơ đồ khối của nguồn ATX được chia làm 4 nhóm chính

Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu
- Mạch lọc nhiễu – Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện AC 220V, không để chúng lọt vào trong bộ nguồn và máy tính gây hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn hình, các nhiễu này có thể là sấm sét, nhiễu công nghiệp v v…
- Mạch chỉnh lưu – Có chức năng chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều, sau đó điện áp một chiều sẽ được các tụ lọc, lọc thành điện áp bằng phẳng.Nguồn cấp trước (Stanby)
- Nguồn cấp trước có chức năng tạo ra điện áp 5V STB (điện áp cấp trước) để cung cấp cho mạch khởi động trên Mainboard và cung cấp 12V cho mạch dao động của nguồn chính.
- Nguồn cấp trước hoạt động ngay khi ta cấp điện cho bộ nguồn và nó sẽ hoạt động suốt ngày nếu ta không rút điện ra khỏi ổ cắm.
- Ở trên Mainboard, điện áp 5V STB cấp trước đi cấp trực tiếp cho các IC-SIO và Chipset nam.
- Trên bộ nguồn, IC dao động của nguồn chính cũng được cấp điện áp thường xuyên khi nguồn Stanby hoạt động, nhưng IC dao động chỉ hoạt động khi lệnh P.ON có mức logic thấp (=0V)

Nguồn chính (Main Power)
- Nguồn chính có chức năng tạo ra các mức điện áp chính cung cấp cho Mainboard đó là các điện áp 12V, 5V và 3,3V, các điện áp này cho dòng rất lớn để có thể đáp ứng được toàn bộ hoạt động của Mainboard và các thiết bị ngoại vi gắn trên máy tính, ngoài ra nguồn chính còn cung cấp hai mức nguồn âm là -12V và -5V, hai điện áp âm thường chỉ cung cấp cho các mạch phụ.

Mạch bảo vệ (Protech)
- Mạch bảo vệ có chức năng bảo vệ cho nguồn chính không bị hư hỏng khi phụ tải bị chập hoặc bảo vệ Mainboard khi nguồn chính có dấu hiệu đưa ra điện áp quá cao vượt ngưỡng cho phép.
- Lệnh P.ON thường đi qua mạch bảo vệ trước khi nó được đưa tới điều khiển IC dao động, khi có hiện tượng quá dòng (như lúc chập phụ tải) hoặc quá áp (do nguồn đưa ra điện áp quá cao) khi đó mạch bảo vệ sẽ hoạt động và ngắt lênh P.ON và IC dao động sẽ tạm ngưng hoạt động.
* Khi ta cắm điện cho bộ nguồn ATX, điện áp xoay chiều sẽ đi qua mạch lọc nhiễu để loại bỏ nhiễu cao tần sau đó điện áp được chỉnh lưu thành áp một chiều thông qua cầu đi ốt và các tụ lọc lấy ra điện áp 300V DC.
- Điện áp 300V DC đầu vào sẽ cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính, lúc này nguồn chính chưa hoạt động.
- Ngay khi có điện áp 300V DC, nguồn cấp trước hoạt động và tạo ra hai điện áp:
- Điện áp 12V cấp cho IC dao động và mạch bảo vệ của nguồn chính.
- Điện áp 8V sau đó được giảm áp qua IC- 7805 để lấy ra nguồn cấp trước 5V STB đưa xuống Mainboard

* Khi bật công tắc PWR trên Mainboard, khi đó lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên điều khiển sẽ có mức Logic thấp (=0V), lệnh này chạy qua mạch bảo vệ sau đó đưa đến điều khiển IC dao động.
- IC dao động hoạt động tạo ra hai xung dao động được hai đèn đảo pha khuếch đại rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
- Các đèn công suất hoạt động sẽ điều khiển dòng điện biến thiên chạy qua cuộn sơ cấp của biến áp chính, từ đó cảm ứng sang bên thứ cấp để lấy ra các điện áp đầu ra.
- Các điện áp đầu ra sau biến áp sẽ được chỉnh lưu và lọc hết gợn cao tần thông qua các đi ốt và bộ lọc LC rồi đi theo dây cáp 20 pin hoặc 24pin xuống cấp nguồn cho Mainboard
- Mạch bảo vệ sẽ theo dõi điện áp đầu ra để kiểm soát lệnh P.ON, nếu điện áp đầu ra bình thường thì nó sẽ cho lệnh P.ON duy trì ở mức thấp đưa sang điều khiển IC dao động để duy trì hoạt động của bộ nguồn, nếu điện áp ra có biểu hiện quá cao hay quá thấp, mạch bảo vệ sẽ ngắt lệnh P.ON (bật lệnh P.ON lên mức logic cao) để ngắt dao động, từ đó bảo vệ được các đèn công suất không bị hỏng, đồng thời cũng bảo vệ được Mainboard trong các trường hợp nguồn ra tăng cao.

III. Sử dụng.
Nguồn máy tính thông thường gồm các loại chấu sau:
Chấu cắm ATX dùng cắm lên main: Là chấu cắm lớn và nhiều dây nhất, thường có 20-24 chân(pin)
Chấu cắm ATX phụ (12V) gồm 4 chân, chỉ cung cấp điện áp 12V.
Chấu cắm thiết bị IDE, dùng cho ổ quang, ổ cứng chuẩn IDE hoặc các quạt tản nhiệt.
Ngoài ra còn có chấu cắm ổ mềm, hoặc chấu cắm SATA dùng cho các thiết bị chuẩn SATA.



Tuy có nhiều loại chấu cắm với hình dạng khác nhau, nhưng cơ bản bộ nguồn chỉ cung cấp 1 số loại điện áp nhất định và được qui ước theo màu của dây điện.
Quy ước chung về các mức điện áp theo màu dây trong nguồn máy tính như sau:
Màu đen (black): Dây chung, Có mức điện áp quy định là 0V; Hay còn gọi là GND, hoặc COM. Tất cả các mức điện áp khác đều so với dây này.
Màu cam (Orange): Dây có mức điện áp: +3,3 V
Màu đỏ (Red): Dây có mức điện áp +5V.
Màu vàng (Yellow): Dây có mức điện áp +12V (thường quy ước đường +12V thứ nhất đối với các nguồn chỉ có một đường +12V)
Màu xanh nước biển (Blue): Dây có mức điện áp -12V.
Màu xanh lá cây (Green): Dây kích hoạt sự hoạt động của nguồn.
Dây màu tím (Purple): Điện áp 5Vsb (5V Standby)
Để sử dụng, đầu tiên ta nối dây xanh lá cây trên chấu cắm main vào dây đen bất kỳ để kích cho nguồn hoạt động. Sau đó, tùy nhu cầu sử dụng mà lấy điện áp ra theo quy ước màu dây.

http://dientu686.com 

[dientu686.com]Phương pháp hàn tốt nhất, đẹp nhất


Phương pháp hàn tốt nhất, đẹp nhất

[dientu686.com] Đồ nghề khi anh em mới nhập môn điện tử


Đô nghề khi anh em mới nhập môn điện tử

Sau đây là một vài dụng cụ anh em nên mua để làm hành trang học ngành điện tử.

1: Các loại vít.
2: Các loại nhíp.
3: Mỏ hàn.(các bạn nên chọn loại mỏ hành nhiệt có điều chỉnh nhiệt độ,mua ngoài chợ trời có giá khoảng 230k)
4: Máy khò.(không thực sự cần thiết khi mới vào nghề)
5: Bộ cấp nguồn.
6: Đồng hồ đo (Có thể dùng đồng hồ kim hoặc số).

Linh kiện điện tử cơ bản.

1: Điện trở.
2: Tụ điện.
3: Cuộn cảm.
4: Diode.
5: Tranistor.
6: IC.

http://dientu686.com 

[dientu686.com] Mạch cắm thử – breadboard


Mạch cắm thử – breadboard


Giới thiệu:
Trong quá trình nghiên cứu, lắp ráp thử một mạch điện, sẽ rất bất tiện nếu cứ phải hàn đi hàn lại linh kiện mà chưa thể biết liệu hàn như vậy đã hợp lý chưa, đôi khi chính việc hàn đi hàn lại như thế này đã làm hỏng các linh kiện, ảnh hưởng tới quá trình lắp ráp thử nghiệm.
Mạch cắm thử được tạo ra để người dùng phát triển các ứng dụng điện, điện tử có thể dễ dàng kết nối các linh kiện với nhau mà không cần mối hàn. Các linh kiện có thể cắm trực tiếp bằng tay sau đó gắn dây kết nối ngoài để hoàn thành mạch thử nghiệm.
Có khá nhiều hình dạng và mẫu mã của mạch cắm thử này, tuy nhiên ở Việt Nam thường xuất hiện là loại như trong ảnh:
Cách sử dụng:
Mạch cắm thử được thiết kế để có thể cắm được hầu hết các loại linh kiện dạng chân cắm thông thường. Ví dụ như các loại IC dạng DIP, các loại điện trở thường, transistor, tụ …

Một điều cần chú ý nữa là: một số lỗ cắm của mạch cắm thử được kết nối với nhau, bạn phải nắm được sơ đồ kết nối này để có thể sử dụng được, thực tế thì sơ đồ này cũng không có gì là phức tạp lắm. Dưới đây là một sơ đồ của mạch được giới thiệu ở trên:

(mạch đã được rút gọn lại chiều ngang 2 bên)
Sau khi đã cắm linh kiện vào mạch, bạn có thể sẽ phải thêm dây nối ở ngoài để có thể hoàn thành lắp ráp như đã thiết kế. Ngoài ra bạn có thể lắp ráp nhiều mạch với nhau để có được một diện tích thiết kế lớn hơn, việc kết nối rất dễ dàng nhờ các mấu bám bên thành mạch.
Mạch cắm thử thường chỉ được tạo ra cho mục đích nghiên cứu và thử nghiệm lắp ráp các mạch điện cá nhân, không được thiết kế sử dụng trong việc lắp ráp các mạch điện thương mại.
Một số điều cần chú ý khi sử dụng mạch cắm thử:
  • Mạch không được thiết kế để chịu được điện áp cao hoặc các mạch hoạt động ở tần số lớn.
  • Phải chú ý các đường dây nối bên trong mạch để tránh các trường hợp kết nối bị chập, kết nối nhầm.
  • Đôi khi sau một thời gian sử dụng, các lỗ mạch có thể tiếp xúc không tốt, bạn cũng cần rất chú ý điều này.

http://dientu686.com 

[dientu686.com]Cách hàn IC dán


Cách hàn IC dán

[dientu686.com] Ba cách mắc Transistor cơ bản


Ba cách mắc Transistor cơ bản

Ba cách mắc Transistor cơ bản
1. Transistor mắc theo kiểu E chung.
Mạch mắc theo kiểu E chung có cực E đấu trực tiếp xuống mass hoặc đấu qua tụ xuống mass để thoát thành phần xoay chiều, tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C, mạch có sơ đồ như sau :


Mạch khuyếch đại điện áp mắc kiểu E chung ,Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C

Rg : là điện trở ghánh , Rđt : Là điện trở định thiên, Rpa : Là điện trở phân áp .

Đặc điểm của mạch khuyếch đại E chung.

Mạch khuyếch đại E chung thường được định thiên sao cho điện áp UCE khoảng 60% ÷ 70 % Vcc.

Biên độ tín hiệu ra thu được lớn hơn biên độ tín hiệu vào nhiều lần, như vậy mạch khuyếch đại về điện áp.

Dòng điện tín hiệu ra lớn hơn dòng tín hiệu vào nhưng không đáng kể.


Tín hiệu đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào : vì khi điện áp tín hiệu vào tăng => dòng IBE tăng => dòng ICE tăng => sụt áp trên Rg tăng => kết quả là điện áp chân C giảm , và ngược lại khi điện áp đầu vào giảm thì điện áp chân C lại tăng => vì vậy điện áp đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào.

Mạch mắc theo kiểu E chung như trên được ứng dụng nhiều nhất trong thiết bị điện tử.

2. Transistor mắc theo kiểu C chung.

Mạch mắc theo kiểu C chung có chân C đấu vào mass hoặc dương nguồn ( Lưu ý : về phương diện xoay chiều thì dương nguồn tương đương với mass ) , Tín hiệu được đưa vào cực B và lấy ra trên cực E , mạch có sơ đồ như sau :


Mạch mắc kiểu C chung , tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E

Đặc điểm của mạch khuyếch đại C chung .

Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E

Biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào : Vì mối BE luôn luôn có giá trị khoảng 0,6V do đó khi điện áp chân B tăng bao nhiêu thì áp chân C cũng tăng bấy nhiêu => vì vậy biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào .

Tín hiệu ra cùng pha với tín hiệu vào : Vì khi điện áp vào tăng => thì điện áp ra cũng tăng, điện áp vào giảm thì điện áp ra cũng giảm.

Cường độ của tín hiệu ra mạnh hơn cường độ của tín hiệu vào nhiều lần : Vì khi tín hiệu vào có biên độ tăng => dòng IBE sẽ tăng => dòng ICE cũng tăng gấp β lần dòng IBE vì
ICE = β.IBE giả sử Transistor có hệ số khuyếch đại β = 50 lần thì khi dòng IBE tăng 1mA => dòng ICE sẽ tăng 50mA, dòng ICE chính là dòng của tín hiệu đầu ra, như vậy tín hiệu đầu ra có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu vào.

Mạch trên được ứng dụng nhiều trong các mạch khuyếch đại đêm (Damper), trước khi chia tín hiệu làm nhiều nhánh , người ta thường dùng mạch Damper để khuyếch đại cho tín hiệu khoẻ hơn . Ngoài ra mạch còn được ứng dụng rất nhiều trong các mạch ổn áp nguồn ( ta sẽ tìm hiểu trong phần sau )

3. Transistor mắc theo kiểu B chung.

Mạch mắc theo kiểu B chung có tín hiệu đưa vào chân E và lấy ra trên chân C , chân B được thoát mass thông qua tụ.

Mach mắc kiểu B chung rất ít khi được sử dụng trong thực tế.


http://dientu686.com 

[dientu686.com] Tìm hiểu về Diod


Tìm hiểu về Diod

1. Tiếp giáp P - N và Cấu tạo của Diode bán dẫn.
Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn theo một tiếp giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm : Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn.




Mối tiếp xúc P - N => Cấu tạo của Diode .

* Ở hình trên là mối tiếp xúc P - N và cũng chính là cấu tạo của Diode bán dẫn.



Ký hiệu và hình dáng của Diode bán dẫn.

2. Phân cực thuận cho Diode.
Khi ta cấp điện áp dương (+) vào Anôt ( vùng bán dẫn P ) và điện áp âm (-) vào Katôt ( vùng bán dẫn N ) , khi đó dưới tác dụng tương tác của điện áp, miền cách điện thu hẹp lại, khi điện áp chênh lệch giữ hai cực đạt 0,6V ( với Diode loại Si ) hoặc 0,2V ( với Diode loại Ge ) thì diện tích miền cách điện giảm bằng không => Diode bắt đầu dẫn điện. Nếu tiếp tục tăng điện áp nguồn thì dòng qua Diode tăng nhanh nhưng chênh lệch điện áp giữa hai cực của Diode không tăng (vẫn giữ ở mức 0,6V )



Diode (Si) phân cực thuận - Khi Dode dẫn
điện áp thuận đựơc gim ở mức 0,6V



Đường đặc tuyến của điện áp thuận qua Diode

* Kết luận : Khi Diode (loại Si) được phân cực thuận, nếu điện áp phân cực thuận < 0,6V thì chưa có dòng đi qua Diode, Nếu áp phân cực thuận đạt = 0,6V thì có dòng đi qua Diode sau đó dòng điện qua Diode tăng nhanh nhưng sụt áp thuận vẫn giữ ở giá trị 0,6V .

3. Phân cực ngược cho Diode.
Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Katôt (bán dẫn N), nguồn (-) vào Anôt (bán dẫn P), dưới sự tương tác của điện áp ngược, miền cách điện càng rộng ra và ngăn cản dòng điện đi qua mối tiếp giáp, Diode có thể chiu được điện áp ngược rất lớn khoảng 1000V thì diode mới bị đánh thủng.




Diode chỉ bị cháy khi áp phân cực ngược > = 1000V

4. Phương pháp đo kiểm tra Diode



Đo kiểm tra Diode

Đặt đồng hồ ở thang x 1Ω , đặt hai que đo vào hai đầu Diode, nếu :

Đo chiều thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt => kim lên, đảo chiều đo kim không lên là => Diode tốt

Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là Diode bị chập.

Nếu đo thuận chiều mà kim không lên => là Diode bị đứt.

Ở phép đo trên thì Diode D1 tốt , Diode D2 bị chập và D3 bị đứt

Nếu để thang 1KΩ mà đo ngược vào Diode kim vẫn lên một chút là Diode bị dò.

5. Ứng dụng của Diode bán dẫn .

* Do tính chất dẫn điện một chiều nên Diode thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các mạch tách sóng, mạch gim áp phân cực cho transistor hoạt động . trong mạch chỉnh lưu Diode có thể được tích hợp thành Diode cầu có dạng .



Diode cầu trong mạch chỉnh lưu điện xoay chiều .

Các loại Diode

Nội dung : Tìm hiểu cấu tạo và công dụng của các loại Diode : Diode ổn áp, Diode thu quang, Diode phát quang, Diode biến dung, Diode xung, Diode tách sóng, Diode nắn điện.
--------------------------------------------------------------------------------
1. Diode Zener
* Cấu tạo : Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode thường nhưng có hai lớp bán dẫn P - N ghép với nhau, Diode Zener được ứng dụng trong chế độ phân cực ngược, khi phân cực thuận Diode zener như diode thường nhưng khi phân cực ngược Diode zener sẽ gim lại một mức điện áp cố định bằng giá trị ghi trên diode.



Hình dáng Diode Zener ( Dz )



Ký hiệu và ứng dụng của Diode zener trong mạch.

Sơ đồ trên minh hoạ ứng dụng của Dz, nguồn U1 là nguồn có điện áp thay đổi, Dz là diode ổn áp, R1 là trở hạn dòng.

Ta thấy rằng khi nguồn U1 > Dz thì áp trên Dz luôn luôn cố định cho dù nguồn U1 thay đổi.

Khi nguồn U1 thay đổi thì dòng ngược qua Dz thay đổi, dòng ngược qua Dz có giá trị giới hạn khoảng 30mA.

Thông thường người ta sử dụng nguồn U1 > 1,5 => 2 lần Dz và lắp trở hạn dòng R1 sao cho dòng ngược lớn nhất qua Dz < 30mA.



Nếu U1 < Dz thì khi U1 thay đổi áp trên Dz cũng thay đổi
Nếu U1 > Dz thì khi U1 thay đổi => áp trên Dz không đổi.

2. Diode Thu quang. ( Photo Diode )
Diode thu quang hoạt động ở chế độ phân cực nghịch, vỏ diode có một miếng thuỷ tinh để ánh sáng chiếu vào mối P - N , dòng điện ngược qua diode tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu vào diode.




Ký hiệu của Photo Diode




Minh hoạ sự hoạt động của Photo Diode

3. Diode Phát quang ( Light Emiting Diode : LED )
Diode phát phang là Diode phát ra ánh sáng khi được phân cực thuận, điện áp làm việc của LED khoảng 1,7 => 2,2V dòng qua Led khoảng từ 5mA đến 20mA

Led được sử dụng để làm đèn báo nguồn, đèn nháy trang trí, báo trạng thái có điện . vv...



Diode phát quang LED

4. Diode Varicap ( Diode biến dung )
Diode biến dung là Diode có điện dung như tụ điện, và điện dung biến đổi khi ta thay đổi điện áp ngược đặt vào Diode.



Ứng dụng của Diode biến dung Varicap ( VD )
trong mạch cộng hưởng

Ở hình trên khi ta chỉnh triết áp VR, điện áp ngược đặt vào Diode Varicap thay đổi , điện dung của diode thay đổi => làm thay đổi tần số công hưởng của mạch.

Diode biến dung được sử dụng trong các bộ kênh Ti vi mầu, trong các mạch điều chỉnh tần số cộng hưởng bằng điện áp.

5. Diode xung
Trong các bộ nguồn xung thì ở đầu ra của biến áp xung , ta phải dùng Diode xung để chỉnh lưu. diode xung là diode làm việc ở tần số cao khoảng vài chục KHz , diode nắn điện thông thường không thể thay thế vào vị trí diode xung được, nhưng ngựơc lại diode xung có thể thay thế cho vị trí diode thường, diode xung có giá thành cao hơn diode thường nhiều lần.
Về đặc điểm , hình dáng thì Diode xung không có gì khác biệt với Diode thường, tuy nhiên Diode xung thường có vòng dánh dấu đứt nét hoặc đánh dấu bằng hai vòng



Ký hiệu của Diode xung

6. Diode tách sóng.
Là loại Diode nhỏ vở bằng thuỷ tinh và còn gọi là diode tiếp điểm vì mặt tiếp xúc giữa hai chất bán dẫn P - N tại một điểm để tránh điện dung ký sinh, diode tách sóng thường dùng trong các mạch cao tần dùng để tách sóng tín hiệu.

7. Diode nắn điện.
Là Diode tiếp mặt dùng để nắn điện trong các bộ chỉnh lưu nguồn AC 50Hz , Diode này thường có 3 loại là 1A, 2A và 5A.



Diode nắn điện 5A

http://dientu686.com 

[dientu686.com]Tìm hiểu về Transistor


Tìm hiểu về Transistor

Hôm nay mình sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn về transistor.
1 – Giới thiệu về Transistor
1.1 – Cấu tạo của Transistor. ( Bóng bán dẫn )
Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối
tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận , nếu
ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. về phương diện cấu tạo
Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau .


Cấu tạo Transistor

Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi
là cực gốc ký hiệu là B ( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ
tạp chất thấp.
Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát (
Emitter ) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp ( Collector )
viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P )
nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho
nhau được.


1.2 - Nguyên tắc hoạt động của Transistor.
* Xét hoạt động của Transistor NPN .


Mạch khảo sát về nguyên tắc hoạt
động của transistor NPN

Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+) nguồn vào cực C và (-) nguồn vào cực E.
Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E , trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E.
Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E
đã được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua mối C E ( lúc
này dòng IC = 0 )
Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một dòng điện chạy từ (+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB
Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB
Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo một công thức .

IC = β.IB

Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE
IB là dòng chạy qua mối BE
β là hệ số khuyếch đại của Transistor

Giải thích : Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE
do lớp bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số
điện tử tự do từ lớp bán dẫn N ( cực E ) vượt qua tiếp giáp sang lớp
bán dẫn P( cực B ) lớn hơn số lượng lỗ trống rất nhiều, một phần nhỏ
trong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB còn phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE => tạo thành dòng ICE chạy qua Transistor.
* Xét hoạt động của Transistor PNP .
Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tương tự Transistor NPN nhưng cực tính của các nguồn điện UCE và UBE ngược lại . Dòng IC đi từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B.
2 – Ký hiệu và hình dạng của Transistor
2.1 - Ký hiệu & hình dáng Transistor .


Ký hiệu của Transistor


Transistor công xuất nhỏ Transistor công xuất lớn
2.2 - Ký hiệu ( trên thân Transistor )
*
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor của nhiều nước sản
xuất nhưng thông dụng nhất là các transistor của Nhật bản, Mỹ và Trung
quốc.

Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A…, B…, C…, D… Ví dụ A564, B733, C828, D1555
trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn
ký hiệu là C và D là Transistor ngược NPN. các
Transistor A và C thường có công xuất nhỏ và tần số làm việc cao
còn các Transistor B và D thường có công xuất lớn và tần số làm việc
thấp hơn.
Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N… ví dụ 2N3055, 2N4073 vv…
Transistor do Trung quốc sản xuất :
Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chũ cái. Chữ cái thức nhất cho biết
loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận , chữ C và D là bòng ngược, chữ
thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là bòng âm tần, A và G là bóng cao
tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ : 3CP25 ,
3AP20 vv..

2.3 - Cách xác định chân E, B, C của Transistor.

Với các loại Transistor công xuất nhỏ thì thứ tự chân C và B tuỳ theo bóng của nước nào sả xuất , nhựng chân E luôn ở bên trái nếu ta để Transistor như hình dưới
Nếu là Transistor do Nhật sản xuất : thí dụ Transistor C828, A564 thì chân C ở giữa , chân B ở bên phải.
Nếu là Transistor Trung quốc sản xuất thì chân B ở giữa , chân C ở bên phải.
Tuy nhiên một số Transistor được sản xuất nhái thì
không theo thứ tự này => để biết chính xác ta dùng phương pháp đo
bằng đồng hồ vạn năng.


Transistor công xuất nhỏ.

Với loại Transistor công xuất lớn (như hình dưới ) thì hầu hết đều có chung thứ tự chân là : Bên trái là cực B, ở giữa là cực C và bên phải là cực E.


Transistor công xuất lớn thường
có thứ tự chân như trên.
* Đo xác định chân B và C

Với Transistor công xuất nhỏ thì thông thường chân E ở
bên trái như vậy ta chỉ xác định chân B và suy ra chân C là chân còn
lại.
Để đồng hồ thang x1Ω , đặt cố định một que đo vào từng
chân , que kia chuyển sang hai chân còn lại, nếu kim lên = nhau
thì chân có que đặt cố định là chân B, nếu que đồng hồ cố định là que
đen thì là Transistor ngược, là que đỏ thì là Transistor thuận..

3- Phương pháp kiểm tra Transistor
Transistor
khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân, như hỏng do nhiệt
độ, độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của bản thân
Transistor, để kiểm tra Transistor bạn hãy nhớ cấu tạo của chúng.


Cấu tạo của Transistor

Kiểm tra Transistor ngược NPN tương tự kiểm tra
hai Diode đấu chung cực Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C
và B sang E ( que đen vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận
chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.
Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra
hai Diode đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu
đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì tương đương như đo hai
diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim
không lên.
Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.
Transistor có thể bị hỏng ở các trường hợp .

* Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => kim
không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC
* Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC.
* Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.

* Các hình ảnh minh hoạ khi đo kiểm tra Transistor.


Phép đo cho biết Transistor còn tốt .

Minh hoạ phép đo trên : Trước hết nhìn vào
ký hiệu ta biết được Transistor trên là bóng ngược, và các
chân của Transistor lần lượt là ECB ( dựa vào tên Transistor ). < xem lại phần xác định chân Transistor >
Bước 1 : Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x1Ω
Bước 2 và bước 3 : Đo thuận chiều BE và BC => kim lên .
Bước 4 và bước 5 : Đo ngược chiều BE và BC => kim không lên.
Bước 6 : Đo giữa C và E kim không lên
=> Bóng tốt.

————————————————�� �� � �——————-


Phép đo cho biết Transistor bị chập BE

Bước 1 : Chuẩn bị .
Bước 2 : Đo thuận giữa B và E kim lên = 0 Ω
Bước 3: Đo ngược giữa B và E kim lên = 0 Ω
=> Bóng chập BE

————————————————�� �� � �————–


Phép đo cho biết bóng bị đứt BE

Bước 1 : Chuẩn bị .
Bước 2 và 3 : Đo cả hai chiều giữa B và E kim không lên.
=> Bóng đứt BE

————————————————�� �� � �——


Phép đo cho thấy bóng bị chập CE

Bước 1 : Chuẩn bị .
Bước 2 và 4 : Đo cả hai chiều giữa C và E kim lên = 0 Ω
=> Bóng chập CE
Trường hợp đo giữa C và E kim lên một chút là bị dò CE.

4 – Các thông số kỹ thuật của Transistor
4.1 – Các thông số kỹ thuật của Transistor

Dòng điện cực đại : Là dòng điện giới hạn của transistor, vượt qua dòng giới hạn này Transistor sẽ bị hỏng.
Điện áp cực đại : Là điện áp giới hạn của transistor đặt vào cực CE , vượt qua điện áp giới hạn này Transistor sẽ bị đánh thủng.
Tấn số cắt : Là tần số giới hạn mà Transistor làm việc bình thường, vượt quá tần số này thì độ khuyếch đại của Transistor bị giảm .
Hệ số khuyếch đại : Là tỷ lệ biến đổi của dòng ICE lớn gấp bao nhiêu lần dòng IBE
Công xuất cực đại : Khi hoat động Transistor tiêu tán một công xuất P = UCE . ICE nếu công xuất này vượt quá công xuất cực đại của Transistor thì Transistor sẽ bị hỏng .

4.2 - Một số Transistor đặc biệt .
* Transistor số ( Digital Transistor ) : Transistor số có cấu tạo như Transistor thường nhưng chân B được đấu thêm một điện trở vài chục KΩ


Transistor số thường được sử
dụng trong các mạch công tắc , mạch logic, mạch điều khiển , khi hoạt
động người ta có thể đưa trực tiếp áp lệnh 5V vào chân B để điều khiển
đèn ngắt mở.


Minh hoạ ứng dụng của Transistor Digital
* Ký hiệu : Transistor
Digital thường có các ký hiệu là DTA…( dền thuận ),
DTC…( đèn ngược ) , KRC…( đèn ngược ) KRA…( đèn
thuận), RN12…( đèn ngược ), RN22…(đèn thuận ), UN…., KSR…
. Thí dụ : DTA132 , DTC 124 vv…
* Transistor công xuất dòng ( công xuất ngang )
Transistor công xuất lớn
thường được gọi là sò. Sò dòng, Sò nguồn vv..các sò này được thiết kế
để điều khiển bộ cao áp hoặc biến áp nguồn xung hoạt động , Chúng
thường có điện áp hoạt động cao và cho dòng chịu đựng lớn.
Các sò công xuất dòng( Ti vi mầu) thường có đấu thêm các diode
đệm ở trong song song với cực CE.


Sò công xuất dòng trong Ti vi mầu
5 – Phân cực cho Transistor
5.1 – Cấp điện cho Transistor ( Vcc – điện áp cung cấp )
Để sử dụng Transistor trong mạch ta cần phải cấp
cho nó một nguồn điện, tuỳ theo mục đích sử dụng mà nguồn điện được cấp
trực tiếp vào Transistor hay đi qua điện trở, cuộn dây v v… nguồn
điện Vcc cho Transistor được quy ước là nguồn cấp cho cực CE.


Cấp nguồn Vcc cho Transistor ngược và thuận

Ta thấy rằng : Nếu Transistor là ngược NPN thì Vcc phải là nguồn dương (+), nếu Transistor là thuận PNP thì Vcc là nguồn âm (-)

5.2 – Định thiên ( phân cực ) cho Transistor .
* Định thiên : là cấp
một nguồn điện vào chân B ( qua trở định thiên) để đặt Transistor vào
trạng thái sẵn sàng hoạt động, sẵn sàng khuyếch đại các tín hiệu
cho dù rất nhỏ.


* Tại sao phải định thiên cho Transistor nó mới sẵn sàng hoạt động ? : Để hiếu được điều này ta hãy xét hai sơ đồ trên :

Ở trên là hai mạch sử dụng transistor để khuyếch đại
tín hiệu, một mạch chân B không được định thiên và một mạch chân B được
định thiên thông qua Rđt.
Các nguồn tín hiệu đưa vào khuyếch đại thường có biên
độ rất nhỏ ( từ 0,05V đến 0,5V ) khi đưa vào chân B( đèn chưa có
định thiên) các tín hiệu này không đủ để tạo ra dòng IBE ( đặc điểm mối P-N phaỉ có 0,6V mới có dòng chạy qua ) => vì vậy cũng không có dòng ICE => sụt áp trên Rg = 0V và điện áp ra chân C = Vcc
Ở sơ đồ thứ 2 , Transistor có Rđt định thiên => có dòng IBE, khi đưa tín hiệu nhỏ vào chân B => làm cho dòng IBE tăng hoặc giảm => dòng ICE cũng
tăng hoặc giảm , sụt áp trên Rg cũng thay đổi => và kết quả đầu ra
ta thu được một tín hiệu tương tự đầu vào nhưng có biên độ lớn hơn.

=> Kết luận : Định thiên ( hay phân cực) nghĩa là tạo một dòng điện IBE ban đầu, một sụt áp trên Rg ban đầu để khi có một nguồn tín hiệu yếu đi vào cực B , dòng IBE sẽ tăng hoặc giảm => dòng ICE cũng tăng hoặc giảm => dẫn đến sụt áp trên Rg cũng tăng hoặc giảm => và sụt áp này chính là tín hiệu ta cần lấy ra .
5.3 - Một số mach định thiên khác .
* Mạch định thiên dùng hai nguồn điện khác nhau .


Mạch định thiên dùng hai nguồn điện khác nhau
* Mach định thiên có điện trở phân áp
Để có thể khuếch đại được nhiều nguồn tín hiệu mạnh yếu khác nhau, thì
mạch định thiên thường sử dụng thêm điện trở phân áp Rpa đấu từ B xuống
Mass.


Mạch định thiên có điện trở phân áp Rpa
* Mạch định thiên có hồi tiếp .

mạch có điện trở định thiên đấu từ đầu ra (cực C ) đến đầu vào ( cực B)
mạch này có tác dụng tăng độ ổn định cho mạch khuyếch đại khi hoạt động.

http://dientu686.com 

[dientu686.com] Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng


Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng

1. Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)

Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.

Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.

2. Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.




Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC

Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

* Chú ý - chú ý :

Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !



Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ





Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ

* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .




Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
tuy nhiên đồng hồ không hỏng


1. Giới thiệu về đồng hồ số DIGITAL
Đồng hồ số Digital có một số ưu điểm so với đồng hồ cơ khí, đó là độ chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ.



Đồng hồ vạn năng số Digital

Hướng dẫn sử dụng :

* Đo điện áp một chiều ( hoặc xoay chiều )



Đặt đồng hồ vào thang đo điện áp DC hoặc AC

Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm " VΩ mA" que đen vào lỗ cắm "COM"

Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp một chiều hoặc AC nếu đo áp xoay chiều.

Xoay chuyển mạch về vị trí "V" hãy để thang đo cao nhất nếu chưa biết rõ điện áp, nếu giá trị báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau.

Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị trên màn hình LCD của đồng hồ.

Nếu đặt ngược que đo(với điện một chiều) đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-)

* Đo dòng điện DC (AC)

Chuyển que đổ đồng hồ về thang mA nếu đo dòng nhỏ, hoặc 20A nếu đo dòng lớn.

Xoay chuyển mạch về vị trí "A"

Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều DC hay xoay chiều AC

Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo

Đọc giá trị hiển thị trên màn hình.

* Đo điện trở

Trả lại vị trí dây cắm như khi đo điện áp .

Xoay chuyển mạch về vị trí đo " Ω ", nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất , nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống.

Đặt que đo vào hai đầu điện trở.

Đọc giá trị trên màn hình.

Chức năng đo điện trở còn có thể đo sự thông mạch, giả sử đo một đoạn dây dẫn bằng thang đo trở, nếu thông mạch thì đồng hồ phát ra tiến kêu

* Đo tần số

Xoay chuyển mạch về vị trí "FREQ" hoặc " Hz"

Để thang đo như khi đo điện áp .

Đặt que đo vào các điểm cần đo

Đọc trị số trên màn hình.

* Đo Logic

Đo Logic là đo vào các mạch số ( Digital) hoặc đo các chân lện của vi xử lý, đo Logic thực chất là đo trạng thái có điện - Ký hiệu "1" hay không có điện "0", cách đo như sau:

Xoay chuyển mạch về vị trí "LOGIC"

Đặt que đỏ vào vị trí cần đo que đen vào mass

Màn hình chỉ "▲" là báo mức logic ở mức cao, chỉ "▼" là báo logic ở mức thấp

* Đo các chức năng khác

Đồng hồ vạn năng số Digital còn một số chức năng đo khác như Đo đi ốt, Đo tụ điện, Đo Transistor nhưng nếu ta đo các linh kiện trên, ta lên dùng đồng hồ cơ khí sẽ cho kết quả tốt hơn và đo nhanh hơn.

Đo dòng điện - Đọc chỉ số Vol, ampe
Hướng dẫn cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, Cách đọc giá trị đo được khi đo dòng điện, điện áp DC và điện áp AC.
--------------------------------------------------------------------------------
Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.
Cách 1 : Dùng thang đo dòng

Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau

Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .
Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .
Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .
Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.

Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?



* Đọc giá trị điện áp AC và DC
Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A

Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần

Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.

Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp .

http://dientu686.com